SCIENCE & TECHNOLOGY

Phát hiện nguồn lớn chất gây suy giảm tầng ozon

[vc_row][vc_column][vc_single_image image=”8612″ img_size=”large” alignment=”center”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Hợp chất, cacbon tetraclorua, góp phần vào sự phá hủy tầng ozon của Trái đất ( tầng ozon bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ cực tím có hại)

Việc sản xuất cacbon tetraclorua đã bị cấm trên toàn thế giới kể từ năm 2010 . Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lượng phát thải toàn cầu đã không giảm như mong đợi, với khoảng 40.000 tấn vẫn được thải ra mỗi năm.

Nguồn gốc của các phát thải này là một câu hỏi bí ẩn đối các nhà nghiên cứu trong nhiều năm.

Cùng với các cộng tác viên từ Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Úc và Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol đặt mục tiêu nhằm định lượng lượng khí thải từ khu vực Đông Á.

Để làm được điều này, họ sử dụng dữ liệu về nồng độ khí quyển trên mặt đất và trên không ở khu vực gần bán đảo Triều Tiên và hai mô hình mô phỏng vận chuyển chất khí trong khí quyển.

Kết quả của họ, được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, cho thấy khoảng một nửa lượng phát thải carbon tetraclorua toàn cầu có nguồn gốc từ miền đông Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2016

Tác giả chính, Tiến sĩ Mark Lunt, thuộc Trường Hóa học của Đại học Bristol, cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng lượng khí thải carbon tetraclorua từ khu vực Đông Á chiếm một tỷ lệ lớn khí thải toàn cầu và lớn hơn đáng kể so với một số nghiên cứu trước đây.”

“Không chỉ vậy, bất chấp việc cấm sử dụng cacbon tetraclorua trong sản xuất từ năm 2010, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho sự giảm phát thải.”

Trên thực tế, phát thải từ một số khu vực nhất định có thể tăng nhẹ kể từ năm 2010. Các kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của một nguồn phát thải mới từ tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc sau năm 2012.

Mặc dù kết quả của nghiên cứu này và các nghiên cứu trước đó ở châu Âu và Mỹ hiện nay đã giải thích một phần lớn sự phân bố khí thải cacbon tetraclorua toàn cầu, vẫn còn những khoảng trống lớn trong kiến thức của chúng tôi. Các báo cáo gần đây đã gợi ý rằng một lượng lớn khí này có thể được thải ra vô tình trong quá trình sản xuất các hóa chất khác như clo.

Tiến sĩ Matt Rigby, Reader trong Hóa học khí quyển tại Đại học Bristol và đồng tác giả, cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy vị trí của khí thải carbon tetraclorua. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa biết rõ quy trình nào hoặc ngành phải chịu trách nhiệm. Điều này là rất quan trọng bởi vì chúng tôi không biết liệu nó đang được tạo ra một cách cố tình hoặc vô ý.

“Có những khu vực trên thế giới như Ấn Độ, Nam Mỹ và các khu vực khác của châu Á, nơi mà lượng phát thải khí phá hủy tầng ôzôn có thể đang diễn ra, nhưng các phép đo khí quyển chi tiết tại đó vẫn còn thiếu.”

Hy vọng rằng nghiên cứu này hiện nay có thể được các nhà khoa học và nhà quản lý sử dụng để xác định nguồn gốc của những phát thải từ Đông Á. Nếu những phát thải này có thể tránh được/giảm thiểu, nó sẽ đẩy nhanh sự phục hồi của tầng ôzôn.

Nguồn bristol.ac.uk

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Related Posts