Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí độc hại mỗi ngày
[vc_row][vc_column][vc_column_text]Mỗi ngày có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (1,8 tỷ trẻ em) hít thở không khí bị ô nhiễm, sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều trong số đó đã tử vong: WHO ước tính rằng trong năm 2016, 600.000 trẻ em tử vong do viêm phổi gây ra bởi không khí ô nhiễm.
Khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm, họ có nhiều khả năng sinh con sớm hơn, và có trẻ nhỏ, nhẹ cân. Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển thần kinh và khả năng nhận thức và có thể gây ra hen suyễn và ung thư ở trẻ em. Trẻ em đã tiếp xúc với ô nhiễm không khí mức độ cao có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, lãnh đạo WHO nói: “Không khí ô nhiễm đang làm ngộ độc hàng triệu trẻ em và làm hủy hoại cuộc sống của chúng. “Điều này là không thể tha thứ. Mỗi đứa trẻ nên được hít thở không khí trong lành để chúng có thể phát triển đầy đủ và toàn diện”
Một lý do tại sao trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí là chúng thở nhanh hơn người lớn và hấp thụ nhiều chất gây ô nhiễm hơn. Trẻ em cũng ở gần mặt đất hơn, nơi một số chất ô nhiễm đạt đến nồng độ đỉnh – vào thời điểm não và cơ thể của chúng vẫn đang phát triển.
Một số phát hiện chính:
- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến phát triển thần kinh, dẫn đến kết quả nhận thức bị suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm thần và vận động.
- Ô nhiễm không khí làm hỏng chức năng phổi của trẻ em, ngay cả khi chỉ tiếp xúc vơi mức độ thấp
- Trên toàn thế giới, 93% trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới tiếp xúc với bụi PM2.5 có nồng độ cao hơn ngưỡng chất lượng không khí của WHO, bao gồm 630 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 1,8 tỷ trẻ em dưới 15 tuổi.
- Ở các nước thu nhập thấp và trung bình trên toàn thế giới, 98% trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với PM2.5 vượt ngưỡng về chất lượng không khí của WHO. Trong khi đó, ở các nước có thu nhập cao, số trẻ em dưới 5 tuổi bị tiếp xúc với không khí ô nhiễm là 52%.
- Hơn 40% dân số thế giới – bao gồm 1 tỷ trẻ em dưới 15 tuổi – bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí gia đình ở mức độ cao, chủ yếu là nấu ăn và nhiên liệu gây ô nhiễm.
- Khoảng 600.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi là do tác động chung của ô nhiễm không khí gia đình và môi trường xung quanh vào năm 2016.
- Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe trẻ em, chiếm gần 1 trong 10 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Hành động:
- Hành động bởi ngành y tế để thông báo, giáo dục, cung cấp tài nguyên cho các chuyên gia y tế và tham gia vào việc hoạch định chính sách liên ngành.
- Thực hiện các chính sách giảm ô nhiễm không khí: Tất cả các nước nên hướng tới đáp ứng các ngưỡng cho phép về chất lượng không khí toàn cầu của WHO để tăng cường sức khỏe và an toàn cho trẻ em. Để đạt được điều này, các chính phủ nên áp dụng các biện pháp như giảm sự phụ thuộc quá mức vào nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào cải thiện hiệu quả năng lượng và tạo điều kiện hấp thu các nguồn năng lượng tái tạo. Quản lý rác thải tốt hơn có thể giảm lượng rác thải được đốt cháy trong các cộng đồng và do đó làm giảm ô nhiễm không khí . Việc sử dụng các công nghệ và nhiên liệu sạch cho các hoạt động nấu nướng, sưởi ấm và chiếu sáng trong gia đình có thể cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong nhà và trong cộng đồng xung quanh.
- Giảm thiểu sự tiếp xúc của trẻ em với không khí bị ô nhiễm: Các trường học và sân chơi phải nằm cách xa các nguồn ô nhiễm không khí lớn như đường lớn đông xe cộ, nhà máy và nhà máy điện.
Nguồn www.who.int
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]