Tử vong do ô nhiễm không khí ở Hoa Kỳ đã giảm gần một nửa trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2010
[vc_row][vc_column][vc_single_image image=”8609″ img_size=”large”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Ô nhiễm không khí ở Mỹ đã giảm kể từ khoảng năm 1990, và một nghiên cứu mới được tiến hành tại Đại học North Carolina tại Chapel Hill cho thấy rằng cải thiện chất lượng không khí này đã mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu được công bố ngày 19 tháng 10 trên tạp chí Atmospheric Chemistry and Physics, phát hiện ra rằng các trường hợp tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí đã giảm gần một nửa từ năm 1990 đến năm 2010.
Phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy tử vong liên quan đến phơi nhiễm với không khí ô nhiễm ở Mỹ giảm khoảng 47%, giảm từ khoảng 135.000 ca tử vong năm 1990 xuống còn 71.000 người trong năm 2010.
“Chúng ta đã đầu tư rất nhiều tài nguyên để làm sạch không khí,” Jason West, tiến sĩ, giáo sư về khoa học môi trường và kỹ thuật tại UNC Gillings School of Global Public Health, đồng tác giả. “Nghiên cứu này chứng minh rằng những thay đổi đó đã có tác động thực sự: số người chết mỗi năm do tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời giảm đang giảm dần”
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Yuqiang Zhang, tiến sĩ, postdoctoral researcher tại Trường UNC Gillings và tại Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Duke, phối hợp với West và một số nhà khoa học tại EPA.
Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy việc giảm tử vong do ô nhiễm không khí, nhưng nghiên cứu này là duy nhất trong việc sử dụng mô phỏng máy tính trong 21 năm và khả năng ước lượng tử vong do ô nhiễm không khí mỗi năm.
Zhang, West và các đồng nghiệp đã phân tích nồng độ của hai chất gây ô nhiễm, gọi là PM2.5 và ozone, từ mô phỏng máy tính trong 21 năm trên khắp Hoa Kỳ. PM2.5 là các hạt rất nhỏ lơ lửng trong không khí từ các nhà máy điện, động cơ phương tiện, công nghiệp và một số nguồn thương mại và dân cư. Đường kính của những hạt nhỏ này nhỏ hơn 2,5 micromet, khoảng 3% đường kính của tóc người.
Sau đó, họ so sánh nồng độ PM2.5 và ozone tại các khu vực có người sống với nguyên nhân gây tử vong ở những khu vực đó, sử dụng dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) để ước lượng tử vong do ô nhiễm không khí trong một giai đoạn. Họ ước tính tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh nghẽn phổi mãn tính, ung thư phổi và đột quỵ liên quan đến PM2.5, và từ bệnh đường hô hấp cho ôzôn.
Bởi vì các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tổng thể của nguyên nhân gây tử vong, sự sụt giảm số ca tử vong không chỉ là kết quả của việc chất lượng không khí được cải thiện. Tuy nhiên, các tác giả nhận thấy rằng chất lượng không khí được cải thiện có khả năng làm giảm tử vong khoảng 40.000 trong năm 2010, so với con số tử vong nếu ô nhiễm không khí vẫn giữ nguyên từ năm 1990 đến năm 2010.
“Những cải thiện về sức khỏe có thể vẫn tiếp tục tăng lên sau năm 2010 do chúng tôi quan sát thấy rằng nồng độ chất ô nhiễm không khí vẫn đang tiếp tục giảm”, Zhang cho biết.
Nhóm nghiên cứu dự định sử dụng các bộ dữ liệu khác để phân tích các ca tử vong do ô nhiễm không khí kể từ năm 2010
Tuy nhiên, bất kể những cải thiện rõ ràng, ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở Mỹ. Ước tính 71.000 ca tử vong trong năm 2010; tương đương với cứ 35 ca tử vong thì có 1 ca do ô nhiễm không khí – các ca tử vong đến từ tai nạn giao thông, các vụ nổ súng ..
“Mặc dù chúng tôi đã nhìn thấy một số thành công hữu hình, nhưng vẫn còn có người chết, và thách thức với sức khỏe cộng đồng vẫn đang còn đó”, West nói. “Chính sách mới của liên bang cắt giảm quy định ô nhiễm không khí có thể sẽ làm chậm sự cải thiện chất lượng không khí hoặc có thể làm cho chất lượng không khí tồi tệ hơn.”
Nghiên cứu được NASA tài trợ thông qua Nhóm Y tế và Khoa học Ứng dụng Chất lượng Không khí, trong đó West là một thành viên, và bởi EPA.
Nguồn sph.unc.edu
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]