SCIENCE & TECHNOLOGY

Vệ tinh NASA giám sát rừng ngập măn ở Mumbai, Ấn Độ

NASA đã công bố ảnh vệ tinh Landsat có độ phân giải cao cho khu vực rừng ngập mặn ở Mumbai, Ấn Độ. Việc này giúp theo dõi và xác định thiệt hại của rừng ngập mặn do sự phát triển đô thị bừa bãi, lộn xộn và sự mở rộng nhanh chóng của các khu dân cư trong vài thập kỷ qua. Ngoài ra cũng bao gồm cả những khu vực có tăng trưởng diện tích rừng.

Các ảnh Landsat chụp khu vực nhánh sông Thane, một trong những tuyến đường thủy chính chảy qua Mumbai. Khu vực này có khoảng 59 km (23 dặm) rừng ngập mặn.

Ảnh Landsat năm 1988

Ảnh Landsat năm 2017

Hai hình ảnh trên được chụp vào năm 1988 và 2017 cho phép đánh giá tốt tình hình phát triển cũng như bị phá hủy của khu vực rừng ngập mặn. Từ năm 1998 đến năm 2017, nhiều khu vực rừng ngập mặn bị lấn chiếm bởi các dự án xây dựng do dân số đông dẫn đến nhu cầu cho các khu dân cư mới gia tăng.

Giám sát rừng ngập mặn để bảo tồn

Mumbai có tổng diện tích rừng ngập mặn là 5.800 ha, trong đó khoảng 4.000 ha thuộc sở hữu của chính phủ và 1.800 ha do tư nhân sở hữu.

Hầu hết các nguồn nước trong và xung quanh Mumbai được bao quanh bởi rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn không chỉ chứa nhiều hệ thực vật và động vật mà còn giúp bảo vệ bờ biển qua việc làm giảm xói mòn đất, bảo vệ khỏi sóng và tạo ra hàng rào tự nhiên chống lại ngập lụt. Việc phá huỷ rừng ngập mặn dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, các hiểm họa môi trường và tăng nguy cơ lũ lụt.

Để bảo vệ rừng ngập mặn ở Mumbai, chính quyền địa phương đã quyết định theo dõi chúng sử dụng ảnh vệ tinh thời gian thực. Vào tháng 11 năm 2017, Bộ Lâm nghiệp Maharashtra đã ký một thỏa thuận với Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) để sử dụng hình ảnh vệ tinh phục vụ giám sát rừng ngập mặn cho khu vực này.

Nguồn: NASA satellite imagery monitors mangroves in Mumbai

Related Posts