SCIENCE & TECHNOLOGY

Ấn Độ có kế hoạch sử dụng dữ liệu vệ tinh để giám sát ô nhiễm không khí

[vc_row][vc_column][vc_single_image image=”8394″ img_size=”large”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Ban kiểm soát ô nhiễm Trung ương của Ấn Độ (Central Pollution Control Board) – đang có kế hoạch sử dụng dữ liệu vệ tinh để giám sát ô nhiễm không khí. Điều này sẽ giúp các cơ quan quản lý mở rộng phạm vi giám sát ô nhiễm không khí ở các khu vực mà mạng lưới trạm mặt đất không có.

“Chúng tôi đang liên lạc với bộ không gian Ấn Độ (department of space), chúng tôi đang khám phá khả năng sử dụng các quan sát trên vệ tinh với các phép đo dưới mặt đất dựa trên tương quan giữa chúng”, chủ tịch SP Singh Parihar cho biết.

Trung Quốc và Mỹ đã sử dụng ảnh vệ tinh để ước lượng nồng độ bụi mịn. Trước khi làm điều đó, cơ quan sẽ phải giải quyết vấn đề biến động(sự khác biệt) mức độ ô nhiễm đo được ở các trạm mặt đất và các ước tính từ dữ liệu viễn thám. “Các so sánh sẽ được thực hiện tại vị trí các trạm trên mặt đất và khi thiết lập được một mối tương quan, chúng tôi có thể ngoại suy” Parihar bổ sung. “Việc này sẽ được thực hiện tại các thành phố như Delhi, nơi có mạng lưới giám sát dày đặc”.

Ấn Độ có một mạng lưới 703 trạm giám sát thủ công tại 307 thành phố và thị trấn và 100 trạm quan trắc liên tục tại 57 thành phố, nhưng chúng chỉ tập trung ở các khu vực đô thị.

Các báo cáo quốc tế đã nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí là vấn đề quốc gia. Nghiên cứu của viện y tế và viện công nghệ Bombay được công bố vào tháng 1 chỉ ra tất cả dân số Ấn Độ đã tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong năm 2015. Điều này được dựa trên các phép đo PM 2.5  sử dụng dữ liệu từ các trạm quan trắc mặt đất và nguồn dữ liệu vệ tinh.

Vệ tinh tạo ra dữ liệu được sử dụng để tính toán độ sâu quang học của sol khí(AOD), cho biết bao nhiêu lượng ánh sáng mặt trời bị chặn bởi các hạt sol khí trong khí quyển khi xâm nhập vào bề mặt trái đất. “Các sản phẩm vệ tinh cung cấp một thước đo tổng lượng chất ô nhiễm tính từ mặt đất lên đến vệ tinh – cột không khí” – Michael Brauer – chuyên gia đánh giá phơi nhiễm, ông đã đề cập đến điều này trong khi chuẩn bị Báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu: “Nhưng đối với sức khỏe con người, chúng tôi quan tâm đến lượng ô nhiễm rất gần bề mặt trái đất”.

Các phép đo vệ tinh được kết hợp với mô hình vận chuyển hóa học (Chemical transport model), kết hợp các phép đo khí tượng với sự dịch chuyển của các chất ô nhiễm và thay đổi hóa học trong khí quyển để tạo ra các ước tính tại bề mặt. Hiện tại, tập dữ liệu MODIS của NASA là nguồn dữ liệu AOD đáng tin cậy nhất. Nó dựa trên hình ảnh từ hai vệ tinh quan sát trái đất: Aqua và Terra với lưới 1km, mỗi ngày một lần.

“Lợi thế của dữ liệu vệ tinh là chúng có thể cung cấp phạm vi phủ lớn, so sánh với các trạm đo sẽ không bao phủ được tất cả khu vực có người sinh sống”. Brauer cho biết.

Nguồn www.hindustantimes.com

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Related Posts