EVENTS

GS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám Đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội tới thăm và chỉ đạo công tác

Ngày 23/6/2015, Trung tâm FIMO vinh dự được tiếp GS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đến thăm và làm việc với Trung tâm.
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức về trung tâm FIMO và hai đề tài trung tâm đang thực hiện
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức về trung tâm FIMO và hai đề tài trung tâm đang thực hiện
 Tham dự buổi gặp mặt về phía trường ĐH Công Nghệ – ĐHQGHN có: PGS.TS Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng nhà trường, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS. Trần Xuân Tú – Trưởng phòng KHCN và  Hợp tác phát triển, ĐHCN. Về phía ĐHQGHN có PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Trường ban KHCN-ĐHQGHN.
Về phía Trung tâm FIMO có các cán bộ: TS. Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm, PGS.TS Nguyễn Hải Châu,  TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh – Chủ nhiệm đề tài Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM, TS. Lê Thanh Hà – Chủ nhiệm đề tài Hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS và toàn thể cán bộ, nghiên cứu viên của FIMO.
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu cơ sở vật chất của hệ thống trạm thu với GS. TS. Nguyễn Hữu Đức
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu cơ sở vật chất của hệ thống trạm thu với GS. TS. Nguyễn Hữu Đức
Mở đầu buổi gặp mặt TS. Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc trung tâm FIMO đã có bài giới thiệu ngắn gọn về FIMO và giới thiệu với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức trạm thu và hệ thống xử lý ảnh vệ tinh do FIMO vận hành.  GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đã lên tận nơi để tham quan trạm thu Ăng ten cùng với đó xem xét cách thức hoạt động thu/nhận ảnh của trạm thu một cách trực tiếp, phiên ảnh thu được là vệ tinh MODIS Aqua, thời gian bắt đầu: 01:45’ chiều, thời gian kết thúc: 01:57’ chiều.
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức tham quan trạm thu ảnh vệ tinh đặt tại ĐHCN
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức tham quan trạm thu ảnh vệ tinh đặt tại ĐHCN
Tiếp nối sau đó,  đại diện trung tâm FIMO ThS. Phạm Văn Mạnh – Cán bộ quản lý, vận hành trạm thu Ăng ten đã giới thiệu chi tiết các qui trình thu nhận và xử lý ảnh từ vệ tinh thông qua hệ thống trạm thu của trung tâm với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức.
ThS. Phạm Văn Mạnh giới thiệu qui trình thu nhận ảnh từ vệ tinh thông qua hệ thống trạm thu ĐHCN
ThS. Phạm Văn Mạnh giới thiệu qui trình thu nhận ảnh từ vệ tinh thông qua hệ thống trạm thu ĐHCN
Hai đề tài “Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM” và “Hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS” hiện tại đều có sử dụng các ảnh vệ tinh được thu trực tiếp từ trạm thu của trung tâm và xử lý chúng theo một vòng khép kín, tự động.  Với  đề tài Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM (Air Pollution Management).
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã trình bầy tổng quan về tổ chức hoạt động, nghiên cứu cũng như phương pháp, qui trình, thuật toán xử lí ảnh vê tinh để xây dụng hệ thống bản đồ cảnh báo ô nhiễm không khí. APOM là hệ thống sử dụng dữ liệu ảnh MODIS Terra, MODIS Aqua, Suomi NPP thu thập dữ liệu từ trạm thu của Đại học Công Nghệ và dữ liệu của NASA để xử lý trích xuất các dữ liệu sol khí (AOT) để ước tính về mức độ bụi PM2.5 và tính toán các chỉ số chất lượng không khí (AQI) . Kết quả đạt được từ dự án đó là hệ thống Website cho phép các đối tượng người dùng sử dụng hệ thống để truy xuất, hiển thị, tìm kiếm và đăng ký các thông tin cảnh báo ô nhiễm hàng ngày theo thời gian thực từ dữ liệu ảnh thu được trực tiếp từ trạm thu.
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống APOM
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống APOM
Tiếp đến là hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS do TS. Lê Thanh Hà là chủ nhiệm đề tài. Tại buổi gặp mặt TS. Lê Thanh Hà đã giới thiệu cho  GS.TS. Nguyễn Hữu Đức các phương pháp, thuật toán  xử lý ảnh đặc trưng, nâng cao chất lượng ảnh và cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam  Đây là một hệ thống cảnh báo tự động các điểm nóng, điểm cháy sử dụng nguồn dữ liệu cung cấp của trạm thu ĐHCN và  NASA từ dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS, Suomi NPP về các điểm cháy và tính toán các chỉ số về nhiệt độ để dự báo các điểm nóng có thể gây cháy. Hệ thống FORIS có thể cung cấp dữ liệu điểm nóng, điểm cháy một cách tổng thể cho toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam cũng như có thể cảnh báo 1 số điểm nóng có khả năng gây cháy cao.
TS. Lê Thanh Hà giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống FORIS
TS. Lê Thanh Hà giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống FORIS
Kết thúc buổi tới thăm và làm việc, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức cùng PGS.TS. Nguyễn Việt Hà, GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy đánh giá cao về những ưu điểm của hai hệ thống về thông tin và nội dung nghiên cứu của hai  đề tài, khả năng của Trung tâm FIMO cũng như đội ngũ nghiên cứu, phát triển hai đề tài trong việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS và công nghệ thông tin. GS.TS. Nguyễn Hữu Đức chỉ đạo trong tương lai, Trung tâm FIMO cần tiếp tục có thêm nhiều đề tài, nhiều phát kiến để tận dụng nguồn thu ảnh vệ tinh MODIS Terra/Aqua, Suomi NPP một cách hiệu quả, cung cấp cho nhiều đối tượng người sử dụng, nghiên cứu trong và ngoài nước. Đây là hướng chỉ đạo cần thiết và quan trọng theo định hướng đến phát triển khoa học ở Việt Nam ngày càng mang tính thiết thực và áp dụng trong các vấn đề của cuộc sống.
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đưa ra các góp ý, chỉ đạo cho hai hệ thống APOM và FORIS
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đưa ra các góp ý, chỉ đạo cho hai hệ thống APOM và FORIS
 TS. Bùi Quang Hưng thay mặt Trung tâm FIMO trân trọng cám ơn sự quan tâm, định hướng, tạo điều kiện, chia sẻ, giúp đỡ của GS.TS. Nguyễn Hữu Đức, PGS. TS. Nguyễn Việt Hà, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy và cũng đề xuất các giải pháp tốt nhất để có thể triển khai, cập nhật, hoàn thiện hai đề tài trong thời gian sớm nhất có thể nghiệm thu thành công và sau đó cung cấp các dịch vụ sử dụng thông tin về cảnh báo ô nhiễm không khí, cháy rừng thường xuyên hàng ngày cho nhiều đối tượng sử dụng.
Dưới đây là một số hình ảnh khác buổi gặp mặt.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức đên thăm hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất của Trung tâm FIMO
GS.TS Nguyễn Hữu Đức đên thăm hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất của Trung tâm FIMO
GS.TS Nguyễn Hữu Đức xem xét quá trình Ăng ten dịch chuyển thu nhận tín hiệu từ vệ tinh MODIS
GS.TS Nguyễn Hữu Đức xem xét quá trình Ăng ten dịch chuyển thu nhận tín hiệu từ vệ tinh MODIS
GS.TS Nguyễn Hữu Đức chụp ảnh kỷ niệm chuyến thăm và làm việc trên Trạm thu Trung tâm FIMO
GS.TS Nguyễn Hữu Đức chụp ảnh kỷ niệm chuyến thăm và làm việc trên Trạm thu Trung tâm FIMO

Nguyễn Đức Linh – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Related Posts