[Workshop]Hội thảo khoa học có yếu tố quốc tế về GIS và các công nghệ tiên tiến (GISATS 2014)
Từ ngày 03/11 đến 04/11/2014, trường Đại học (ĐH) Công nghệ thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) phối hợp với Trường ĐH Phùng Giáp – FengChia (Đài Loan) tổ chức khai mạc “Hội thảo khoa học có yếu tố quốc tế về GIS và công nghệ cao năm 2014”_International Symposium on GIS and Advanced Technologies (GISATS 2014). Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông Tin và Truyền thông, Khoa học Công nghệ; lãnh đạo ĐH Thái Nguyên, ĐH Phùng Giáp; cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước.
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System-gọi tắt là GIS) là một hệ thống thông tin được thiết kế để thu thập, cập nhật, lưu trữ, tích hợp, xử lý, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lý. Tại Việt Nam, nhiều sản phẩm phần mềm và ứng dụng công nghệ GIS đã có mặt trong các lĩnh vực của đời sống như: quy hoạch nông, lâm nghiệp; ứng phó biến đổi khí hậy; quy hoạch và quản lý đô thị; chỉ dẫn du lịch…
Chương trình của Hội thảo gồm 1 phiên toàn thể, 8 phiên chuyên đề, tập trung vào 4 chủ đề chính: Công nghệ GIS và viễn thám; kỹ thuật y sinh; ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển nông lâm nghiệp bền vững và công nghệ thông tin và truyền thông. Trung tâm tích hợp liên ngành giám sát hiện trường Field Monitoring (FIMO), vinh dự được tham dự hội thảo cùng các lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên, Bộ Giáo dục Đào tạo, Chủ tịch, phó Chủ tịch, các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành về GIS của Đài Loan cùng các nhà nghiên cứu, khoa học về GIS cùng tham dự hội thảo.
Trung tâm FIMO tham dự hội thảo với mong muốn được hợp tác và phát triển trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu về GIS và viễn thám với các đối tác trong và ngoài nước. Dẫn đầu đoàn là: PGS.TS Phạm Văn Cự (Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội – Chuyên gia đầu ngành về bản đồ, địa lý, GIS và viễn thám) cùng PGS.TS Nguyễn Hải Châu và TS. Bùi Quang Hưng (Trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội – Chuyên gia về lĩnh vực GIS, hệ thống thông tin, phát triển hệ thống công nghệ cao). Tại hội thảo, các chuyên gia đã tham luận, đóng góp ý kiến, xây dựng và đề xuất cơ hội hợp tác cùng với các đối tác, đặc biệt là về phía Đại học FengChia do đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển GIS đứng hàng đầu ở Đài Loan.
Trung tâm FIMO cũng đã đóng góp vai trò quan trọng trong hội thảo khi có 3 công bố, bài báo đăng trong hội thảo quốc tế về GIS và công nghệ cao, bao gồm các lĩnh vực:
– Quản lý biến đối sử dụng đất (PGS.TS Phạm Văn Cự et al.)
– Mô hình cảnh báo và giám sát ô nhiễm không khí (TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh et al.)
– Kiến trúc xây dựng hệ thống WebGIS nguồn mở (ThS. Phạm Hữu Bằng et al)
Các báo cáo và bài báo được viết theo tiêu chuẩn quốc tế, dạng ngôn ngữ tiếng Anh, được in và đăng trong kỷ yếu của hội thảo cũng như báo cáo trước hội đồng các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Đài Loan và Việt Nam. Tiêu đề và tóm tắt nội dung 3 bài báo được tóm tắt như sau:
1. Land use Change Detection and Landscape Metric Measuring Applied to Urband Growth and Arabic Land Conversion Analysis in Peri-Urban of Hanoi (Pham Van Cu, Pham Ngoc Hai, Tong Thi Huyen Ai, Pham Thi Thanh Hien, Le Thi Minh Phuong).
Abstract: The loss of arable land has been one of emerging problems of LULCC especially in developing countries that are undergoing intensive urbanization like Vietnam. In Vietnam, annual urban growth is estimated to be 6%, which might lead to an urbanization rate of between 30% and 50% in the next 25 years. Such intensive urban and industrial expansion is seriously absorbing arable land, in particular in peripheral areas of Hanoi and Ho Chi Minh. Under the pressure of population growth and the reduction of farm land, peri-urban agriculture has become commercially oriented and intensified. Agriculture intensification leads to the loss of biodiversity, which in turn reduces environmental quality and resilience after disturbances. Furthermore, in peri-urban areas undergoing urbanization, agricultural patches tend to be reduced in size and to become less interconnected and irregular, leading to habitat fragmentation which have adverse effects on the interactions between plants and insects in an agro-ecosystem. Arable land in peri-urban Hanoi by using landscape metric analysis applied to land use changes information extracted from remotely sensed data focusing on 1993, 2000 and 2007. We try to understand how the administration boundaries changes in Hanoi can impact pattern of urban growth in its peri-urban area.
2. Air pollution monitoring and warning system (Nguyen Thi Nhat Thanh, Bui Quang Hung, Luong Chinh Ke, Luu Viet Hung, Pham Van Hai, Dao Ngoc Thanh, Pham Huu Bang, Man Duc Chuc, Le Thanh Ha, Nguyen Nam Hoang, Nguyen Hai Chau, Nguyen Thanh Thuy).
Abstract: Nowaday, remote sensing images have provided a large dataset with geospatial information at global scale at different resolutions, which is widely using in various domains. The usage of satellite technology for air pollution monitoring applications has been recently increasing especially to provide global-to-local distribution of aerosol and its properties for deriving Particulate Matter concentration (PM). The paper investigates aerosol retrieval for multi- resolution satellite images. After that, PM is estimated from aerosol products and meteorological parameters in order to provide dust observations at different spatial scales. A geographic information system for air pollution monitoring and warning is developed based on these research results.
3. A WebGIS solution based on Open Source Technologies for management and visualization of free satellite images, Viet Nam (Pham Huu Bang, Nguyen Quoc Huy, Nguyen Thi Nhat Thanh, Pham Van Cu, Bui Quang Hung).
Abstract: Today, Remote sensing is a useful tool for all geographers and others to help them in various applications. In Vietnam, remote sensing data is very hard to manage and access because it stored in different organizations. This paper describes a solution for building an application to manage and share remote sensing data based on WebGIS Open Source technologies. Two main modules include: (1) A module to download automatically remote sensing daily data from NASA resource, (2) An application for remote sensing data management and sharing with front-end interface. The core of this application is based on Google Maps API, PostgreSQL with PostGIS extension, GDAL library, Apache Server and Linux Operating System. This solution has been applied in our system to manage and share MODIS image data in “Fire early warning system” and “Air pollution warning system”.
Nhân dịp này, lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông đã công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu GIS thuộc ĐH Thái Nguyên. Việc thành lập Trung tâm hứa hẹn sẽ cho ra đời những nghiên cứu và ứng dụng mang tầm quốc gia và khu vực về công nghệ GIS; góp phần xây dựng ĐH Thái Nguyên thành Trung tâm đào tạo và nghiên cứu của vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)