EVENTS

Trạm thu ảnh viễn thám MODIS/NPP của Trung tâm FIMO chính thức được đưa vào vận hành và khai thác

Sau 3 tháng (từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014), Trung tâm FIMO vinh dự được đón tiếp chuyên gia TS. Dominic Flach từ eOsphere sang trực tiếp hướng dẫn lắp đặt, xây dựng từ kết cấu hạ tầng, trục nâng, bệ đỡ chảo ăng ten đến cấu hình và điều khiển thiết bị thu tín hiệu (Receiver) và 2 server (Acquisition System và Processing System) xử lý tạo ảnh sản phẩm.

Hoat dong 1

TS. Dominic Flach kiểm tra kết nối điều khiển ăng ten

Trải qua hơn 1 tháng kiểm tra, lắp đặt và cấu hình thiết bị, TS. Dominic Flach đã chứng nhận hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng vận hành tự động, ổn định trong thời gian dài. Trạm thu vệ tinh của Trung tâm FIMO là nguồn cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám quý giá so với các dữ liệu của NASA cung cấp miễn phí với nhiều ưu điểm lớn như: có thể thu nhận và xử lý theo thời gian thực, chủ động về loại ảnh sản phẩm, cảnh ảnh cần thu nhận trên vùng không gian địa lý cần theo dõi, giám sát. Để có được kết quả là hệ thống trạm thu, nhận và xử lý tín hiệu ảnh viễn thám thành công, ghi dấu sự phối kết hợp hài hòa, đồng nhất của Ban Giám Hiệu Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO, Bộ môn Điện tử Viễn Thông và từ đối tác công ty eOsphere (nước Anh).

Hoat dong 2

Trạm ăng ten thu tín hiệu của Trung tâm FIMO trên tầng 7 – Nhà E3 – Đại học Công Nghệ

Trong thời gian 3 tháng trực tiếp và gián tiếp làm việc (từ 15/10/2014 đến 31/12/2014), TS. Dominic Flach đã cùng các nhân viên, cán bộ trung tâm FIMO tham dự các buổi đào tạo, tham quan và làm việc trực tiếp với chảo ăng ten, vận hành thu nhận và xử lý tín hiệu các vệ tinh MODIS (Terra, Aqua) và Suomi NPP một cách chu đáo và cẩn thận với sự tham gia đông đủ và quan tâm của Ban Giám Hiệu (GS. TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu Trưởng), (PGS. TS. Phạm Văn Cự – cố vấn Trung tâm FIMO) và các cán bộ, nhân viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trung tâm FIMO.

Hoat dong 3

TS. Dominic Flach trực tiếp hướng dẫn cán bộ và nhân viên Trung tâm FIMO về cách vận hành trạm thu ăng ten

Với hệ thống xử lý phần mềm hiện tại, hệ thống trạm thu có thể tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm Level 1B và Level 2 nhằm phục vụ cho rất nhiều mục tiêu khoa học khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê các loại sản phẩm chính của hệ thống, tương ứng với hai loại vệ tinh khác nhau là MODIS: Terra, Aqua và NPP.

Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp quá trình Trung tâm FIMO cùng hợp tác với chuyên gia Dominic Flach, kết quả đạt được đó là Trung tâm FIMO có thể làm chủ được thiết bị, vận hành, bảo dưỡng và sẽ là nguồn cung cấp ảnh viễn thám MODIS, NPP duy nhất ở Việt Nam với chất lượng tin cậy và đảm bảo cho các đối tác, các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước ở khu vực Đông Nam Á.

Hoat dong 4

TS. Dominic cùng các cán bộ, nhân viên Trung tâm FIMO chụp ảnh trên trạm thu ăng ten sau khi hệ thống đã vận hành ổn định

 

Hoat dong 5

TS. Dominic cùng các cán bộ, nhân viên Trung tâm FIMO chụp ảnh kỷ niệm kết thúc khóa đào tạo

 

1

Cán bộ Trung tâm FIMO ra tiễn TS. Domic Flach về nước đón lễ Giáng Sinh và năm mới ở sân bay Nội Bài

 

Hoat dong 7

Học viên tham gia lớp đào tạo theo dõi chuyên gia Dominic hướng dẫn về xử lý và vận hành trạm thu vệ tinh

 

Hoat dong 8

TS. Dominic đang trình diễn kết quả xử lý ảnh của hệ thống thu được từ vệ tinh

 

Hoat dong 9

PGS.TS Phạm Văn Cự phát biểu thảo luận ý kiến về định hướng sử dụng sản phẩm ảnh vệ tinh viễn thám

 

Hoat dong 10

TS. Dominic Flach vui vẻ khi lần đầu tiên trạm thu của FIMO đã thu và xử lý thành công ảnh vệ tinh viễn thám

 

Hoat dong 11

TS. Dominic Flach đang hướng dẫn cán bộ Trung tâm FIMO cách điều khiển vệ tinh từ trạm xử lý

 

Hoat dong 12

TS . Dominic Flach đang hướng dẫn cán bộ Trung tâm FIMO cách điều khiển vệ tinh từ trạm xử lý

 

Nghiên cứu viên: Phạm Hữu Bằng

Related Posts